Trong văn hóa Gà

Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa[24] và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo. Người Hy Lạp sau khi tiếp xúc với văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ "chim Ba Tư" để chỉ gà trống "do tầm quan trọng to lớn và công năng tôn giáo của gà trống trong xã hội Ba Tư".[25]

Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường.

Người Hy Lạp cổ đại thường không dùng gà để hiến tế, có lẽ là do nó vẫn được xem là loài vật ngoại lai. Nhờ sở hữu tính dũng cảm mà gà trống được cho là tượng trưng của thần Ares, HeraclesAthena. Plato thuật lại những lời được cho là cuối cùng từ miệng Socrates trước khi ông chết, đó là "Crito, tôi nợ Asclepius một con gà trống; ông sẽ trả món nợ này hộ tôi chứ?"

Người Hy Lạp tin rằng ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống. Một số truyện ngụ ngôn Aesop có đề cập đến tín ngưỡng này.

Gà trống Ba Tư Vatican - bản in vải năm 1919 thể hiện một mẫu vẽ gà trống Ba Tư thuộc Tòa Thánh, niên đại là năm 600. Để ý rằng vầng hào quang thể hiện sự linh thiêng.

Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." (Lc 22:34) Lời tiên tri đó đã thật sự trở thành sự thật (Lc 22:61). Điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Trong Phúc Âm Mát-thêu, Phúc âm Máccô và Phúc âm Luca của Tân Ước đều đề cập chuyện gà trống đóng vai trò là hiện thân của Giê-su.[26] Vào thế kỷ VI, Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo.[27] Vào thế kỷ IX, Giáo hoàng Nicôla I[24] ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả các gác chuông nhà thờ.[28]

Chúa Giê-su so sánh ông với gà mái mẹ khi nói về Jerusalem: "Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng." (Mt 23:37; Lc 13:34).

Trong nhiều truyện cổ tích Trung Âu, người ta tin quỷ dữ sẽ chạy trốn khi nghe tiếng gáy đầu tiên của gà trống.

Theo lệ thường, người Do Thái giáo chính thống sẽ đu đưa một động vật ăn kiêng (kosher) quanh đầu mình và xả thịt nó vào buổi chiều trước ngày Yom Kippur - ngày sám hối linh thiêng của người Do Thái - trong một nghi thức gọi là kapparos. Động vật thường dùng là gà hoặc cá do chúng có sẵn (và có kích cỡ vừa tay cầm). Nghi lễ hiến tế này mang ý nghĩa rằng động vật đó sẽ mang đi mọi tội lỗi của người làm lễ. Thịt của con vật sau đó sẽ được bố thí cho người nghèo. Phụ nữ mang gà mái đến dự lễ trong khi đàn ông mang gà trống. Mặc dù nghi lễ này không thực sự mang ý nghĩa hiến tế như trong kinh thánh nhưng cái chết của vật hiến tế nhắc nhở những kẻ sám hối rằng sinh mạng của họ nằm cả trong tay Thượng đế.

Sách Talmud có nói đến việc học hỏi "tính lịch thiệp đối với bạn đời" từ gà trống (Eruvin 100b). Như đã nói ở trên, khi gà trống tìm thấy thứ gì ăn được, nó sẽ gọi các gà mái đến ăn trước. Sách Talmud viết "Giả sử nếu chúng ta không có kinh Torah thì chúng ta sẽ họ sự nhu mì từ mèo, sự cần cù lao động lương thiện từ kiến, sự trinh bạch từ bồ câu và sự lịch thiệp từ gà trống"[29] - (Jonathan ben Nappaha. Talmud: Erubin 100b)

Gà cũng là một trong 12 con giáp. Theo tôn giáo dân gian của Trung Quốc thì gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng, trừ những thần thánh ăn chay như Thích-ca-mâu-ni. Theo một số quan sát thì việc cúng gà thường đi kèm với màn cầu khấn "nghiêm túc", trong khi tại các lễ hội vui vẻ thì người ta dùng thịt lợn nướng thay vì thịt gà. Trong các đám cưới Khổng giáo, gà được dùng làm vật thế thân cho người nào bị bệnh hay vắng mặt (chẳng hạn bị chết bất ngờ) không dự được hôn lễ. Người ta đặt khăn quàng bằng lụa đỏ lên đầu gà, và một người họ hàng gần của cô dâu/chú rể vắng mặt sẽ ôm con gà để tiến hành lễ cưới. Tuy nhiên, ngày nay hiếm có ai còn theo tục này.

Rắn thần được xem là nở ra từ trứng gà trống và sẽ chết khi nghe tiếng kêu của gà trống.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gà http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/Chan-nuoi/B... http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/Chan-nuoi/B... http://www.backyardchickens.com/LC-hatch.html http://www.brinsea.com/pdffiles/Brinsea_Handbook.p... http://www.britannica.com/eb/article-9111040 http://abcnews.go.com/Technology/story?id=1666805 http://books.google.com/books?id=AGUPAAAAYAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=FJ9ULYwX3zgC&pg=P... http://books.google.com/books?id=NrIapgM4LwQC&pg=P... http://books.google.com/books?id=PTECAAAAQAAJ&pg=P...